Cuộc bao vây Đại sứ quán Iran

Cuộc bao vây Đại sứ quán Iran là một sự kiện chính trị, ngoại giao và khủng bố bắt đầu từ ngày 30 tháng 4 và kết thúc vào ngày 5 tháng 5 năm 1980, sau khi một nhóm gồm sáu người đàn ông có vũ trang xông vào Đại sứ quán Iran tại số 16 đường Princes Gate, quận Nam Kensington, Luân Đôn. Các tay súng người Ả Rập Iran đã bắt giữ 26 người làm con tin, bao gồm các nhân viên đại sứ quán, một số du khách và một sĩ quan cảnh sát làm nhiệm vụ an ninh ở đại sứ quán. Họ yêu sách chính phủ Iran phải trả tự do cho các tù nhân DRFLA ở Khuzestan và yêu cầu chính phủ Anh phải đưa họ rời khỏi Anh một cách an toàn. Chính phủ Anh và Iran kiên quyết không thỏa hiệp với khủng bố, và đã huy động lực lượng an ninh bao vây đại sứ quán. Năm con tin đã được thả tự do nhờ sự thương lượng của cảnh sát Anh, đổi lại họ phải đáp ứng một vài yêu cầu nhỏ của các kẻ tấn công, ví dụ như việc phát sóng trực tiếp những yêu sách của những kẻ tấn công trên truyền hình nước Anh.Đến ngày thứ sáu của cuộc bao vây, các tay súng ngày càng mất kiên nhẫn vì các yêu sách của họ không được chính phủ Anh đáp ứng trong thời hạn. Tối hôm đó, họ đã sát hại một con tin và ném xác anh ta ra cửa đại sứ quán. Lực lượng Tác chiến Đường không Đặc biệt (SAS), một đơn vị đặc nhiệm của Lục quân Anh đã được điều động để tiến hành Chiến dịch Nimrod, chiến dịch giải cứu con tin và tái chiếm đại sứ quán. Cuộc đột kích táo bạo kéo dài 17 phút, các đặc nhiệm SAS đã giải cứu thành công các con tin trong đại sứ quán và bắn chết năm trong số sáu tay súng DRFLA. Thành viên duy nhất của DRFLA bị bắt trong cuộc đột kích đã phải chịu án tù 27 năm ở Anh.Chiến dịch Nimrod được coi là lần ra mắt công chúng đầu tiên của lực lượng đặc nhiệm SAS và đã giúp củng cố danh tiếng của Thủ tướng Margaret Thatcherchính phủ Anh. Sau cuộc đột kích, số lượng đơn đăng ký vào SAS đã gia tăng đột biến, đồng thời họ cũng nhận được nhiều lời mời hợp tác trao đổi kinh nghiệm chiến đấu của các chính phủ nước ngoài. Tòa đại sứ quán Iran bị hư hỏng nặng trong cuộc tấn công và chỉ được mở cửa trở lại vào năm 1993. Truyền thông Anh đã tường thuật trực tiếp cuộc đột kích của lực lượng SAS trên sóng phát thanh và sóng truyền hình, giúp ghi lại một trong những thời khắc hào hùng nhất trong lịch sử của nước Anh, và đã tạo đà thăng tiến sự nghiệp cho nhiều nhà báo liên quan. Sự kiện này đã trở thành chủ đề của nhiều bộ phim tài liệu và các tác phẩm hư cấu, bao gồm nhiều bộ phim ngắn và phim truyền hình.

Cuộc bao vây Đại sứ quán Iran

Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời gian30 tháng 4 – 5 tháng 5 năm 1980
Địa điểm
16 Princes Gate, Nam Kensington, London
51°30′5,5″B 0°10′19,9″T / 51,5°B 0,16667°T / 51.50000; -0.16667
Kết quảĐại sứ quán được giải phóng sau sáu ngày bị chiếm giữ
Địa điểm
16 Princes Gate, Nam Kensington, London
51°30′5,5″B 0°10′19,9″T / 51,5°B 0,16667°T / 51.50000; -0.16667
Kết quả Đại sứ quán được giải phóng sau sáu ngày bị chiếm giữ
Thời gian 30 tháng 4 – 5 tháng 5 năm 1980

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cuộc bao vây Đại sứ quán Iran http://news.bbc.co.uk/2/hi/in_depth/uk/2000/irania... http://news.bbc.co.uk/2/hi/in_depth/uk/2000/irania... http://news.bbc.co.uk/2/hi/uk_news/4285827.stm http://news.bbc.co.uk/1/hi/in_depth/uk/2000/irania... http://news.bbc.co.uk/2/hi/in_depth/uk/2000/irania... https://www.bbc.com/news/uk-12020393 https://www.polygon.com/2014/10/21/7033719/how-rai... https://www.theguardian.com/uk/2002/jul/24/militar... https://www.theguardian.com/politics/2005/feb/20/t... https://www.theguardian.com/film/2017/nov/03/6-day...